Ai đang đi kìa!

Sân chơi trẻ em – một kiểu “casting” giữa các bà mẹ và trẻ nhỏ xem “ai là bà mẹ tốt nhất” và “Ai là em bé phát triển nhất”. Bố mẹ, nhất là những người còn trẻ sốt sắng theo dõi những thành tích của con mình và con nhà người khác, thường hồi hộp, lo lắng hoặc cảm nhận niềm tự hào trào dâng. Có bà mẹ tự hào bé của mình mới 10 tháng tuổi đã bắt đầu đi, bà mẹ khác thì buồn rầu vì con trai mình đã một tuổi nhưng chưa đi được một bước, còn bên cạnh đó hai người mẹ khác đang tranh cãi có nên bắt bé đi giày trong nhà không hay tốt hơn là đi chân đất. Chúng tôi quyết định xem xét và làm tiêu tan những “hiểu nhầm” phổ biến nhất.

Hiểu nhầm thứ 1Để đi được quan trọng nhất là cơ chân phải chắc, khỏe

Trên thực tế bé sẽ đi được khi đi các nhóm cơ khác nhau đều hoạt động. Và đóng vai trò chính trong chuyện này, thật lạ, không phải là cơ chân, mà là cơ lưng, cổ và tay. Một cột sống chắc chắn cho phép ta ngồi, đứng và đi một cách vững vàng, linh hoạt. Vì vậy, cần củng cố và phát triển trước hết là cơ lưng và tay. Lúc đầu bé học cách lật ngửa và sấp, bằng cách luyện cột sống và tay, sau đó bé học bò xổm và chỉ sau đó nữa – đứng dậy và đi. Cha mẹ có thể cho bé học bơi hoặc tập thể dục củng cố các cơ. Ví dụ, có thể đặt bé nằm sấp, cách bé không xa đặt đồ chơi màu rực rỡ – bé sẽ nhấc đầu và ngực dậy, để xem những đồ vật lý thú. Tuy nhiên những bài tập như thế có thể củng cố cơ lưng, cổ và tay bé nhưng khó mà tăng nhanh quá trình đi, vì để bước bước đi đầu tiên trong đời cơ thể bé cần phải “chín” hoàn toàn. Mà mỗi em bé mỗi khác. Bình thường là từ 10 tới 14 tháng tuổi bé sẽ bắt đầu biết đi.

Hiểu nhầm thứ 2Ngay khi bé bắt đầu đi cần chú trọng tới vấn đề an toàn trong nhà.

Trên thực tế một căn hộ bình thường trong thành phố hay một ngôi nhà ở ngoại ô đối với bé một tuổi – một không gian lớn để nghiên cứu, nơi chứa bao điều bí ẩn. Nhưng những “phát minh” đầu tiền này có thể hoàn toàn không dễ chịu gì đối với người lớn. Vì vậy cha mẹ quan tâm tới trẻ cần cố gắng  tạo cho nơi ở của mình an toàn cho “nhà thám hiểm tí hon”. Tuy nhiên cần làm việc này trước khi bé bắt đầu chạy, vì mặc dù ngay từ khi chưa tự đứng và đi được nhưng bé  có thể bò và lăn. Vì thế khi bé được 5-6  tháng cha mẹ cần chuẩn bị trước : làm nắp ổ điện; che lò sưởi; tất cả những đồ hóa mỹ phẩm, thuốc men, đồ ăn cho chó mèo, phải được cất lên những giá cao; những đồ nhỏ và sắc cất thật xa tầm tay của trẻ; những cạnh cửa, bàn ghế nhọn bọc lai bằng những miếng nhựa, ở cửa đặt thanh ngang để bé không bị kẹp tay; tất cả dây điện cất hết; đặt khoá tủ lạnh, khóa tủ và các ngăn kéo. Ngoài ra, nếu bạn không muốn bé ra khỏi phòng có thể dùng “cửa” bảo vệ. Hiện nay nhiều công ty khác nhau sản xuất “những dụng cụ an toàn” đặc biệt, và có thể mua ở bất cứ baby shop nào. Nên nhớ rằng bạn cần làm tất cả những việc đó trước chứ không phải đợi khi bé đã tự đi được trong nhà.

Hiểu nhầm thứ 3: Xe tập đi có thể dạy bé biết đi sớm

Trên thực tế lạm dụng xe tập đi sẽ làm bé yếu đi, và bé biết đi muộn hơn. Vì vậy sử dụng nó chỉ trong trường hợp cần thiết và không lâu: xe tập đi – một biện pháp cho bé tự chơi trong chốc lát mà thôi.

Khi đi bằng xe tập đi bé hơi nghiêng người về phía trước, tựa ngực vào thành xe, như vậy, không học được cách giữ thăng bằng. Hơn nữa đi bằng xe tập đi bé không được luyện cơ đùi và mông, rất cần thiết cho việc tập đi. Và điều quan trọng nhất là sử dụng xe tập đi nhiều và thường xuyên sức nặng đè lên đôi chân bé chưa vững có thể dẫn tới biến dạng đùi, chân và lưng dễ bị cong.

Tốt nhất là đợi khi bé bắt đầu những bước chập chững đầu tiên. Bây giờ thì bé cần tới chiếc xe trẻ em to có tay cầm mà bé có thể cầm và đẩy xe đi – những bài tập như thế giúp trẻ giữ thăng bằng và bước đi tự tin hơn.

Hiểu nhầm thứ 4: Tất cả trẻ em đều bò trước khi bắt đầu đi

Trên thực tế không phải tất cả trẻ em đều bò trước khi bước những bước đầu tiên. Thông thường các em bé bắt đầu bò từ khi được 6 đến 9 tháng tuổi. Nhưng một số em “nhảy vượt” giai đoạn này và bắt đầu đứng dậy và đi ngay từ thang thứ 8. Còn những em khác thì bò kiểu “không chuẩn”, ví dụ bò bằng tay khi gánh nặng chủ yếu đề lên tay. Thường những em bé bò như thế có cơ tay khoẻ hơn cơ chân. Hoặc có em bò co một chân lên. Hoặc bò lùi chứ không tiến. Không nên lo lắng về chuyện này – mỗi em có cách thức và nhịp điệu phát triển riêng của mình. Tất nhiên có những chuẩn mực phát triển được xác định do các chuyên gia nhi khoa soạn thảo, nhưng vẫn có những xê dịch nhất định trong phạm vi những chuẩn mực này.

Hiểu nhầm thứ 5:  Rất khó dạy bé đứng mà không đỡ

Trên thực tế ngã giúp bé hiểu ngồi xuống và đứng dậy như thế nào. Khi bé ngồi trong cũi hoặc giường của mình ở độ tuổi 7-9 tháng bé đã bắt đầu từ từ thử đứng dậy, bám vào thành giường hoặc cũi. Sau đó một thời gian bé sẽ thử đứng dậy bằng cách tựa vào đivăng, tủ và tường. Trong giai đoạn phát triển này khó có thể tránh khỏi ngã và chấn thương. Nhưng bằng cách đó bé không chỉ học đứng dậy và ngồi xuống, mà còn biết ngã đúng cách nữa. Vì thế không cần lúc nào cũng chạy tới giúp bé đứng dậy hay ngồi xuống. Bé cần tự thử – như thế bé sẽ học đứng và đi nhanh hơn nhiều.

Hiểu nhầm thứ 6: Đi những bước đầu tiên tốt hơn không cần giày

Trên thực tế đi bộ trên cát, trên cỏ mới là có ích chứ không phải trên nền nhà trơn và phẳng hoặc trên đường nhựa. Để đi trên mặt phẳng đều nhất thiết cần có giày. Không chỉ đối với trẻ em mà cả người lớn cũng vậy. Việc chọn mua đôi giày đầu tiên cho bé là hết sức quan trọng. Đế giày phải đủ cứng để chắc chắn cho bé. Điều này không ảnh hưởng gì tới tới cử động của gót chân: trẻ em trước 3 tuổi còn có kiểu đi hầu như không chuyển từ gót tới ngón. Phần sau cần cao, kín và dày. Để bé dễ đi các ngón chân cần được tự do. Khi chọn giày cho bé, nên chú ý để ngón chân cái không tựa vào mũi giày, để trống khoảng chừng 1,5 cm ở mũi giày.

 

Hiểu nhầm thứ 7: Nếu như bé đi bằng đầu ngón chân hoặc chân vòng kiềng – bé có vấn đề nghiêm trọng.

Trên thực tế nhiều trẻ em bắt đầu đi như thế, và không có gì đáng lo trong chuyện này cả. Dĩ nhiên khi bé bắt đầu biết tự đi nếu bé đi bằng cả bàn chân và để chân đều cần cho bé khám bác sĩ chỉnh hình. Nhưng cũng cần nhớ rằng trước 3 tuổi nhiều đứa trẻ đi vòng kiềng một chút hoặc thường xuyên đi bằng mũi chân – điều này bình thường, mẹ cũng không nên quá lo lắng.

Chúc bé nhà bạn luôn mạnh khỏe, sớm bước những bước đi đầu tiên vững chãi và tự tin!

THIÊN MINH (Theo Babycenter)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *