Tạp chí Mẹ và Bé – Biết nghe và phân biệt các âm thanh đóng một vai trò lớn trong phát triển trí tuệ của trẻ. Vì vậy bạn càng sớm cho bé làm quen với những âm thanh khác nhau càng có lợi cho bé.
Khi em bé mới chào đời, bộ phận thính giác đã hoàn thiện sau một quá trình phát triển nhờ tiếng động của nước ối trong dạ con và những âm thanh tới từ thế giới bên ngoài. Và dĩ nhiên khi còn ở trong bụng hằng ngày bé được nghe giọng nói của mẹ.
Tôi nghe thấy hết
Hãy bế bé thường xuyên và hát những âm vang: “ooo”, “uuu”, hoặc âm ghép ‘ma-a-a”, “pa-a-a”, tặc lưỡi, gầm gừ dịu dàng, phát âm “s-s-s”, “mu-u-u”, kêu “meo – meo’. Tất cả những âm thành này rất hấp dẫn bé! Nhờ những bài tập đơn giản như vậy bạn có thể giúp bé hoàn thiện thính giác. Bé học cách phân biệt và nhận biết những âm thanh và giọng nói xung quanh mình. Hãy tiến hành thử nghiệm sau: ghi âm giọng nói của người thường xuyên tiếp xúc với bé (giọng của bố hoặc bà). Sau đó im lặng, cho bố và bà đứng mỗi người một bên giường bé và bật máy lên. Và chắc hẳn bạn sẽ rất ngạc nhiên khi thấy bé quay đầu về phía người có giọng nói được ghi âm.
Em bé 3 – 4 tháng tuổi đã thử tìm nguồn âm thanh và quay đầu về phía đó. Hãy lấy cái chuông nhỏ và lắc. Bé ngước ánh mắt về phía phát ra âm thanh? Có nghĩa là thính giác của bé hoàn toàn bình thường.
Bé cũng có lợi khi được nghe những âm thanh tự nhiên: tiếng nước nhỏ giọt, tiếng lá xào xạc trong gió, tiếng chim hót… Vậy nên bạn hãy cố gắng chọn chỗ cho bé đi chơi là những nơi mà bé có thể nghe “tiếng nói” của thiên nhiên. Việc này có ích cả khi bé ngủ! Còn khi bé thức, hãy giải thích và bình luận cho bé nghe cái gì đang diễn ra xung quanh, dạy bé nghe tiếng động bên ngoài.
Mẹ hãy thường xuyên hát cho bé nghe, và chẳng bao lâu bạn sẽ nghe thấy bé tự hát những gì tự sáng tác như thế nào – bây giờ thì chỉ là bài hát không lời, tiếng bập bẹ…Nhưng đó là một sự chuẩn bị rất có ích cho những từ đầu tiên mà bé phát âm được.
Cả một thế giới âm thanh
Bạn hãy làm tất cả để bé có thể “bơi” trong âm thanh. Nhưng hãy nhớ: âm thanh cần phải dịu, hài hoà và có nhịp điệu. Ngược lại, với những tiếng ồn của đồ điện trong nhà lại cần thận trọng. Nếu bạn muốn dạy cho bé quen với những âm thanh như vậy, hãy làm từ từ. Ví dụ, trước khi bật máy hút bụi, hãy nói: “máy hút bụi làm việc ầm lắm” và … cho bé sang phòng khác. Bây giờ để bé quen với sự “ồn ào” của máy hút bụi từ xa: tiếng kêu ù ù khó chịu không có ích cho trẻ nhỏ. Nói chung, cần chú ý đặc biệt tới môi trường âm thanh xung quanh bé. Tiếng bom đạn nổ từ cảnh phim trong tivi hoặc cuộc nói chuyện to tiếng của cha mẹ có thể làm bé sợ và trở thành nguyên nhân của việc làm nũng, ngủ không yên giấc ban đêm.
Những trợ lí của bạn
Hãy mua cho bé đồ chơi phát ra những âm thanh khác nhau: lúc lắc, điện thoại đồ chơi… Và bạn cũng có thể tạo ra những những dụng cụ phát ra âm nhạc của riêng mình. Bạn hãy cho vào các hộp khác nhau đậu Hòa lan, đồng xu nhỏ, gạo, cúc, dán kín lại và để cho bé lắc, chơi, tự nghe những “nhạc cụ” của mình vang lên như thế nào. Đặt bé nằm sấp và lăn cái hộp. Khi bé biết ngồi – đặt hộp gần bé để bé có thể với tới được.
Từng bước một
Tuổi | Dạy gì và biết gì |
0-3 tháng | Hình thành kỹ năng nghe âm thanh, phản ứng có điều kiện trước âm thanh. Học cách tìm nguồn phát ra âm thanh |
3-6 tháng | Phát triển nhận thức âm nhạc. Phản ứng trước những khúc nhạc vui và nhẹ nhàng. Học cách tự lắc lúc lắc, đập trống lục lạc. |
6-10 tháng | Cố gắng “hát” những “giai điệu” do bé tự nghĩ ra hoặc lặp lại những giai điệu mà bé được nghe thường xuyên.
Biết nghe nhạc cụ, phản ứng trước tiếng vang của những nhạc cụ khác nhau (sáo, kèn) |
10-12 tháng | Thích thú tiếp nhận âm nhạc. Nhại lại giọng điệu hát của người lớn. Vỗ tay, chơi đồ chơi có nhạc. |
Luyện tập cùng bé
Nhảy theo nhạc
Mục đích bài học – giúp phát triển nhận thức âm nhạc, phát triển sự phối hợp động tác, nhảy tự nhiên theo nhạc với nhịp đúng.
Nhiệm vụ – nghe một tác phẩm âm nhạc (ví dụ như bản “Vui – Buồn” của Bethoven)
Bạn hãy bật nhạc lên và nghe cùng bé
· Hãy kể cho bé bản nhạc này mang đến những cảm xúc gì trong bạn.
· Bế bé lên và đung đưa bé theo nhịp nhạc (nhanh hơn, chậm hơn). Đi cùng bé trong phòng, quay cùng bé trong nhịp nhạc.
· Khi bé đã tiếp thu được nhạc và nhịp chuyển động của bạn hãy cho bé tự nhảy múa đúng nhịp.
THIÊN NGA (Theo My Baby)