Tầm quan trọng của 1000 ngày đầu đời với sức khỏe lâu dài của bé

Ý KIẾN CHUYÊN GIA

GS.TS Nguyễn Thu Nhạn

Chủ tịch danh dự hội Nhi khoa Việt Nam

Kết quả miệt mài của các nhà khoa học thế giới cho ta thấy một điều quan trọng: đó là 1000 ngày đầu tiên của đứa bé (tức là từ khi sinh cho đến 3 tuổi) có một tầm quan trọng đặc biệt với quá trình lớn lên và phát triển của trẻ cũng như sức khỏe lâu dài kể cả tuổi thọ của con người.

Do thiếu hiểu biết, đã có một thời gian dài ta không cho bé bú sữa non! Ngày nay khoa học đã chứng minh: Sữa mẹ – bao gồm sữa non là nguồn thực phẩm mà thiên nhiên ban tặng cho loài người. Đó là thức ăn không có một thứ gì sánh bằng để bảo đảm cho con người sống sót và phát triển. Nhà khoa học dinh dưỡng Quốc tế Alan Lucas của Viện Nhi khoa – Đại học Luân Đôn – Anh cho ta biết mặc dầu đã có nhiều cố gắng nhưng sữa công thức không thể nào giống hoàn toàn như sữa mẹ. Cái ưu việt của sữa mẹ là những chất kháng thể miễn dịch của người, cũng như những thành phần cơ bản và vi chất trong đó phù hợp với nhu cầu của đứa trẻ một cách hoàn hảo .

Từ 2005, tổ chức Y tế thế giới và Hội nhi khoa Thế giới đã ra khuyến cáo với phụ nữ toàn cầu là phải nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và cho bú kéo dài đến 2-3 năm nhằm phòng chống cao bệnh tật và giảm tỷ lệ tử vong cho trẻ em.

Như vậy ta cần biết: 1000 ngày đầu đời của trẻ là chế độ dinh dưỡng. Nếu chế độ dinh dưỡng đúng, trẻ sẽ lớn, khỏe, không ốm đau, và không mắc các bệnh mãn tính sau này, như vậy trẻ sẽ sống lâu.

Chế độ dinh dưỡng đúng là gì?

·        Cho bú sữa non ngay sau sinh và trong tuần lễ đầu.

·        Cho bú sữa mẹ đến 6 tháng, mà không cho ăn thêm bất cứ thức ăn khác, kể cả uống nước – vì trong sữa mẹ đã có đủ nước cho đứa trẻ, hơn nữa nếu uống nước trẻ sẽ thích nước hơn nên sẽ bỏ bú mẹ.

·        Trong giai đoạn này có thể cho thêm dầu cá và Canxi để phòng chống còi xương cho trẻ.

·        Phải bắt đầu cho ăn dặm (ăn sam – ăn bổ sung) khi trẻ được 6 tháng tuổi

·        Ăn dặm không nên cho sớm trước 6 tháng vì khi đó trẻ chưa sản xuất ra Amilaze, thứ men để tiêu hóa tinh bột nên cho ăn sớm trẻ bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa đi đến suy dinh dưỡng.

·        Ăn dặm cũng không nên cho muộn sau 8 tháng tuổi, vì thời điểm cơ hội của não bộ gọi là “Mở cửa sổ” là từ tháng thứ 6 đến 8 tháng, khi đó nếu cho trẻ nếm các thức ăn ngoài sữa mà sau này sẽ là thực đơn hàng ngày trẻ sẽ tiếp thu và thích ứng ngay.

Cho ăn dặm như thế nào là tốt nhất?

Nguyên liệu của bữa ăn lúc này của bé là những thành phần cơ bản như bữa ăn người lớn , bao gồm: đạm, đường, mỡ, vitamin và khoáng chất. Nhưng không phải tất cả đều cho một lúc mà phải từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc, từ các chất an toàn đến khó hấp thu, cách cho như sau:

–         Tháng thứ 6 – mỗi ngày chỉ 1 bữa, bột loãng 5%

–         Đường để cung cấp năng lượng là bột, gạo, ngũ cốc.

–         Đạm – có thể cho lòng đỏ trứng gà – vì là đạm có chứa đầy đủ các axit amin – tuần đầu chỉ nên cho 1/4 lòng đỏ (đã luộc chín) tuần thứ 2 – 1/2, tuần thứ 3 – 2/3, cuối tháng có thể cho cả 1 lòng đỏ – 3 ngày trong 1 tuần.

–         Dầu mỡ là thứ không thể thiếu, tất cả loại dầu ăn đều có thể cho trẻ ăn, kể cả mỡ động vật, vì đều cần cho cơ thể và trẻ hấp thu một số vitamin như Viatamin A, D chỉ được hòa tan và hấp thu trong dầu mỡ.

–         Vitamin và muối khoáng có nhiều trong rau xanh, rau thẫm màu, cho trẻ ăn lá rau, băm nhỏ, nấu hay xay mềm chứ không phải chỉ ăn nước rau.

–         Tháng thứ 7 – mỗi ngày ăn 2 bữa, bột hơi đặc lên và cho đạm là các loại thịt, thịt gà, thịt bò, thịt lợn, mỗi tuần 1 thứ để bé quen dần.

–         Tháng thứ 8 – lúc này có thể cho ăn cá, tôm, cua là những thứ dễ gây dị ứng nên cho sau cùng.

Như vậy là sau 3 tháng bé đã nếm đủ các thành phần của bữa ăn người lớn – từ tháng thứ 9 đến 12, trẻ có thể ăn mỗi ngày 3 bữa bột – các món ăn đã được tập dược có thể thay đổi cho bé quen dần. Các loại rau thơm, rau mùi, hành lá rất bổ ích cần tập cho trẻ ăn. Nếu không đến khi lớn lên trẻ sẽ không ăn.

Các loại hoa quả đều có thể cho trẻ ăn , uống nước ép, nhưng cần nhớ là cho trước bữa ăn, khi bụng đói, không nên ăn sau bữa ăn sẽ bị hủy hết chất Vitamin.

 

Khi trẻ được 1 tuổi

Cho trẻ ăn cháo thập cẩm, có thể cho thêm các loại đậu đỗ lạc vừng, bí ngô – rất giầu vitamin và năng lượng – ngày 3 bữa và bú mẹ tiếp tục vào sáng tối.

Tốt nhất khi trẻ tròn 3 tuổi mới nên cho ăn bữa ăn người lớn (ngồi cùng bàn), trẻ sẽ tiếp thu được dễ dàng các món ăn.

Tóm lại, qua thời gian người ta càng biết nhiều hơn về quá trình phát triển và quá trình lập trình của đứa bé. Các giai đoạn lập trình sớm nhất là thụ thai – giai đoạn tế bào phân chia – giai đoạn 2 là trong tử cung – 3 tháng đầu và sau đó. Giai đoạn 3 là sớm sau sinh – lập trình sinh học là chất kích thích giai đoạn then chốt. Các yếu tố lập trình là thuốc, dinh dưỡng và sữa mẹ.

–         Thuốc là Axit folic – cho ngay từ khi bào thai tháng thứ 3 để đề phòng dị tật cột sống.

–         Dinh dưỡng là Lutrin, chất không thể tự sản xuất từ người nhưng có nhiều trong sữa mẹ, sữa non và các loại thức ăn từ bên ngoài như lòng đỏ trứng, bắp ngô, cải bó xôi. Lutrin rất cần cho phát triển võng mạc của mắt và não, là chất hòa tan trong dầu mỡ.

–         Sữa mẹ sẽ làm tăng LDL và giảm HOL nên thành mạch tốt, co giãn mao mạch tốt sẽ giảm tỷ lệ cao HA và mạch vành sau này – sữa mẹ làm tăng cân chậm, vừa phải, hợp lý gọi là chuẩn tăng trưởng ở trẻ em. Như trẻ mới sinh nặng 2800kg – 3000kg, trong 4 – 5 tháng đầu tăng gấp đôi, đến 1 tuổi tăng gấp 3. Từ 2 tuổi mỗi năm tăng 1,5kg. Không nên cho quá nhiều năng lượng kích thích trẻ tăng cân nhanh vì sẽ có nguy cơ béo phì. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều đạm sẽ có nguy cơ bệnh HA và mạch vành. Nên đạm trong sữa mẹ là lý tưởng: 0,8 – 1,2g/100ml sữa mẹ, 650 Kca/100ml. Vì vậy ngày nay xem: nuôi con bằng sữa mẹ là can thiệp sức khỏe cộng đồng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *