Thế giới của Bé

Thế giới của Bé

Mẹ ơi vì sao

Mẹ ơi vì sao
Tổng số:

VÌ SAO PHỤ NỮ LẠI LÀ PHÁI YẾU?

VÌ SAO PHỤ NỮ LẠI LÀ PHÁI YẾU?Tạp chí Mẹ và Bé - Hôm qua về nhà, con hỏi bố: “Bố ơi, tại sao cô Hòa hàng xóm, người to khỏe ơi là to khỏe, mà bác Thành bác ấy bảo là phái yếu? Con hỏi ai là phái yếu, thì bác ấy bảo tất cả các con gái đều là phái yếu! Chả phải, vì lớp con có bạn Hương, bạn Vân Anh, khỏe cực, chơi cái gì cũng thắng bọn con trai. Thế thì yếu làm sao được!”

Chi tiết

VÌ SAO NƯỚC BIỂN DÂNG LÊN VÀ HẠ XUỐNG

VÌ SAO NƯỚC BIỂN DÂNG LÊN VÀ HẠ XUỐNGTạp chí Mẹ và Bé - Hiện tượng đó được gọi là thuỷ triều (có triều lên và triều xuống). Thủy triều phụ thuộc vào mặt trăng, giống như một cục nam châm to, nó “kéo” nước khi ở vị trí trên biển và “nhả” nước khi đi ra khỏi đó.

Chi tiết

VÌ SAO?VÌ SAO?VÌ SAO?

VÌ SAO?VÌ SAO?VÌ SAO?Tạp chí Mẹ và Bé - Bé có bị thổi bay khi gió to không?
Chắc là không đâu, nhưng khi gió mạnh nó có thể làm cho mọi người ngã, làm đổ cả các cây to nữa. Nên vào những lúc gió to bé hãy ngồi trong nhà nhé. Gió còn tạo ra sóng ở biển, khi gió rất to thì tạo nên những cơn sóng lớn, chúng có thể làm chìm cả các con tàu lớn nữa đấy.

Chi tiết

LÌ XÌ?... LÀ GÌ HẢ BỐ?

LÌ XÌ?... LÀ GÌ HẢ BỐ?Tạp chí Mẹ và Bé - Tết sắp đến rồi ! Chuẩn bị tinh thần nhận lì xì nhé!
Mấy anh chị lớn nhà bà Thư nói với nhau như vậy. Con nghe, cũng có vẻ háo hức. Rồi con hỏi bố : « Lì xì... Là người lớn cho tiền trẻ con. Thích nhỉ bố nhỉ ? Mà vì sao đến Tết lại có lì xì ? »

Chi tiết

VÌ SAO CÔ GIÁO NHIỀU HƠN THẦY GIÁO?

VÌ SAO CÔ GIÁO NHIỀU HƠN THẦY GIÁO?Tạp chí Mẹ và Bé - Có lần con hỏi bố câu đó. Lúc ấy bố không để ý. Đến khi đi họp phụ huynh cho con, thấy các cô giáo tất bật ra đón các bố mẹ, chỉ có mỗi một thày giáo ngồi ở phòng Hội đồng, bố mới sực nhớ ra băn khoăn này của con. Vì sao nhỉ? Lẽ nào chỉ có các cô mới chọn nghề giáo viên?

Chi tiết

VÌ SAO CÔ GIÁO VẪN NHẬN RA BỐ?

VÌ SAO CÔ GIÁO VẪN NHẬN RA BỐ?Tạp chí Mẹ và Bé - Hàng ngày, con vẫn thường được bà cho xem album ảnh gia đình, trong đó có ảnh bố hồi nhỏ. Con ôm bụng cười ngặt nghẽo vì trong ảnh, nhìn bố rất giống con bây giờ: một thằng cu mặc quần sooc, áo sơ mi cộc tay màu xanh, tóc hơi xoăn xoăn và miệng cười ngoác đến tận mang tai. Con bảo: Chả giống bố bây giờ tẹo nào, con chẳng nhận ra.

Chi tiết

KHẨU TRANG DÙNG ĐỂ LÀM GÌ?

KHẨU TRANG DÙNG ĐỂ LÀM GÌ?Tạp chí Mẹ và Bé - Một miếng vải nhỏ có hai quai hai đầu, bịt mất miệng và che cả mũi. Hơi thở bị dồn ở trong vải, nong nóng, chẳng thích gì cả. Mồ hôi rịn ra thấm vào vải, ngứa ngứa má. Thế mà sao mẹ lại cứ bắt con đeo khẩu trang khi ra đường? Thậm chí bây giờ, kể cả khi đến trường nữa?

Chi tiết

BÁC SĨ LÀ BẠN CỦA CON?

BÁC SĨ LÀ BẠN CỦA CON?Tạp chí Mẹ và Bé - Đợt này hai anh em con thi nhau ốm, mệt, rồi vừa khỏi lại đến thay răng... Thế là nhà mình liên tục phải đến gặp bác sĩ. Con đã 5 tuổi rồi mà thấy bác sĩ đến vẫn sợ rúm cả người lại. Thậm chí, con còn chịu đau không dám kêu để mẹ không biết, không đưa con đi khám.
Thực ra, lỗi một phần là tại người lớn. Bà và mẹ cứ hay dọa, nếu không ăn thì phải đi bác sĩ, nếu không ngoan thì bị tiêm..v...v

Chi tiết

AI LÀ NGƯỜI DŨNG CẢM?

AI LÀ NGƯỜI DŨNG CẢM?Tạp chí Mẹ và Bé - Hôm qua không hiểu sao, con hỏi bố thế nào là người dũng cảm. Có phải là người không sợ cái gì, không sợ ai hết hay không?
Để bố nghĩ xem nào. Hồi nhỏ, bố có một người bạn thân tên là Đức. Bố và chú ấy thường cùng đi học về với nhau, đi bộ chứ không có ai đưa đón như các con bây giờ. Bố và chú ấy, cả hai đều sợ sâu róm lắm. Những con sâu đen sì lông lá, con có lẽ chưa nhìn thấy bao giờ. Mỗi lần nhìn thấy sâu róm là hai đứa ù té chạy ra hướng khác.

Chi tiết

BẢO VỆ Ý KIẾN CỦA MÌNH NHƯ THẾ NÀO?

BẢO VỆ Ý KIẾN CỦA MÌNH NHƯ THẾ NÀO?Tạp chí Mẹ và Bé - Năm nay con của bố đã lớn, chuẩn bị vào lớp Một. Bố rất vui khi thấy con đi học, biết nhiều điều, càng ngày càng tự tin và hoạt bát khi nói chuyện cùng các bạn. Hôm qua, bố thấy con tranh luận rất hăng với Nhật Anh, thế nào là động vật, thế nào là thực vật. Bố thực sự thấy ngạc nhiên rằng con của bố đã biết rất nhiều điều phức tạp mà bố vẫn cho rằng trẻ con không thể biết được.

Chi tiết

VÌ SAO BẠN ẤY KHÁC CON?

VÌ SAO BẠN ẤY KHÁC CON?Tạp chí Mẹ và Bé - Lớp con đợt này có một bạn mới, chuyển từ thành phố khác đến, tên là Quân. Bạn mới, nên con về kể đủ thứ chuyện về bạn ấy. Con bảo, mũi con nhăn lại: “Bạn ấy không giống mọi người!”.
Hôm qua đi đón con, bố mới hiểu vì sao con lại nói như vậy. Bố đứng ở cửa lớp quan sát các con chơi. Bố thấy con đố bạn duỗi hai tay ra từ đầu bàn đến cuối bàn, rồi cả hội cười ầm ĩ vì bạn không làm được, mà lại rất muốn làm, nên cứ cố, mặt đỏ dừ, bặm môi bặm lợi, túa cả mồ hôi trên trán và hai bên thái dương.

Chi tiết

NHỮNG CHÚ LÍNH “MỘT CÂU”

NHỮNG CHÚ LÍNH “MỘT CÂU”Tạp chí Mẹ và Bé - Con biết không, cách đây không lâu, trong một đợt đi công tác phải xa mẹ con con, bố đã được đến ở một doanh trại bộ đội, ở cùng các chiến sĩ, nằm cạnh giường, sáng dậy tập thể dục với các chú bộ đội, đi tập tành, luyện bắn sung, rồi đi ăn sáng, ăn trưa, ăn tối cùng các chú.

Chi tiết

VÌ SAO NHỮNG ĐỨA TRẺ BỊ BỎ RƠI?

VÌ SAO NHỮNG ĐỨA TRẺ BỊ BỎ RƠI?Tạp chí Mẹ và Bé - Bố đã im lặng rất lâu khi nghe con hỏi câu này, vì đó là câu hỏi rất buồn. Nhưng lại rất đúng!
Con băn khoăn điều ấy là đúng lắm, vì con không thể hiểu nổi tại sao có những đứa trẻ vừa sinh ra đời đã không được nâng niu như bố mẹ nâng niu con từ hồi còn bé xíu. Và con rất thương các bạn ấy, có phải không?

Chi tiết

VÌ SAO PHẢI NHƯỜNG NHỊN BẠN GÁI?

VÌ SAO PHẢI NHƯỜNG NHỊN BẠN GÁI?Tạp chí Mẹ và Bé - Tối nay, lúc ăn cơm, mẹ cứ phàn nàn con chẳng “ga-lăng” gì cả, giành đồ chơi cả với bạn gái. Rồi lại lấy quyển sách đập lên đầu bạn nữa chứ. Con cãi, vì bạn đập con trước. Rồi cứ bực bội với mẹ mãi.
Bố biết, vì con chưa hiểu thế nào là “ga-lăng”, và vì sao đàn ông con trai lại phải nhường nhịn đàn bà con gái.

Chi tiết

ĐỢI THỎ ÔM CÂY

ĐỢI THỎ ÔM CÂYTạp chí Mẹ và Bé - Thành ngữ Đợi thỏ ôm cây được hình thành từ một câu chuyện cổ. Ngày xửa ngày xưa có một người nông dân đang cày thửa ruộng bên gốc đa. Bỗng nhiên một chú thỏ chạy thốc tới đâm đầu vào gốc đa rồi chết. Anh nông dân bèn nhặt chú thỏ mang về làm một bữa ngon lành. Anh ta thấy mình thật may mắn, chẳng phải nhọc nhằn gì mà lại có thỏ ăn.

Chi tiết

VÌ SAO PHẢI TIẾT KIỆM?

VÌ SAO PHẢI TIẾT KIỆM?Tạp chí Mẹ và Bé - Hôm qua, mẹ mắng con vì con không vét nốt bát cơm, ăn thì đánh rơi vung vãi ra nhà. Tối, mẹ lại mắng con vì con để đèn sáng trong phòng con, tivi nói ầm ầm, không tắt đi, còn con thì bỏ sang nhà bạn Tú chơi.
Con cứ phụng phịu mãi, mặt còn nặng trịch đến khi đi ngủ.

Chi tiết

SỰ TÍCH NGÀY TẾT

SỰ TÍCH NGÀY TẾTTạp chí Mẹ và Bé - Ngày xưa con người chưa biết tính thời gian, chưa biết tính tuổi của mình. Ở nước nọ có một ông vua nổi tiếng thông minh và tài đức. Đất nước của ông thanh bình, dân tình no ấm. các kho của triều đình đều đầy ắp của cải. Một lần nhà vua nảy ý định muốn ban thưởng cho tất cả người già trong nước. Chiếu vua ban xuống, cả nước tưng bừng, hoan hỉ đón tin vui.

Chi tiết

BỤI ƠI, MI Ở ĐÂU?

BỤI ƠI, MI Ở ĐÂU?Tạp chí Mẹ và Bé - Mỗi dịp Tết đến Xuân về, các bà mẹ trẻ lại được một phen “giáp lá cà” với bụi bẩn bởi dọn dẹp nhà cửa là một “nghi thức” không thể thiếu để chuẩn bị đón Tết.
Rất tiếc là bụi có mặt khắp nơi. Và đó không phải là ảo giác của bạn đâu. Chúng ta hãy thử phân tích xem chúng từ đâu ra, ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào, thành phần của chúng ra sao và chúng ta phải đấu tranh như thế nào?

Chi tiết

ĐÀN GẢY TAI TRÂU

ĐÀN GẢY TAI TRÂUTạp chí Mẹ và Bé - Câu thành ngữ Đàn gảy tai trâu để chỉ việc làm uổng công, vô ích vì đưa cái hay, cái đẹp đến cho người không biết tiếp thụ, thưởng thức. ( Thuyền son mà đỗ bến lầm/Tai trâu mà gảy đàn cầm biết chi). Trong Cổ học tinh hoa của Nguyễn Văn Ngọc có câu chuyện kể rằng “ Nước Sở có Công Minh Nghi rất giỏi đàn hát.Ông có cây đàn cầm.

Chi tiết

SỰ TÍCH MAI VÀNG

SỰ TÍCH MAI VÀNGTạp chí Mẹ và Bé - “Má ơi ! Sao Tết nào nhà mình cũng trưng mai vàng vậy ?”. Má chắc rằng câu hỏi của con cũng là thắc mắc của nhiều bạn con. Con gái cưng có biết không, mai vàng là một loài cây cảnh quý rất dễ sống, có mùi thơm kín đáo, bông mai khi rụng xuống, cánh vẫn vàng tươi, không bị phai sắc màu. Má sẽ kể cho con nghe câu chuyện cổ tích về loài mai vàng: “ Ngày xửa ngày xưa có một cô bé rất ngoan. Cô chăm chỉ làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ và bà con xóm giềng. Cô rất nhân hậu, ai có việc gì cần, cô cũng hết lòng giúp đỡ.

Chi tiết

VÌ SAO NHÀ MÌNH NHIỀU "CÔ CHÚ BỘ ĐỘI"?

VÌ SAO NHÀ MÌNH NHIỀU "CÔ CHÚ BỘ ĐỘI"?Tạp chí Mẹ và Bé - Đó là những tấm ảnh những người đã khuất treo trên tường, chỗ bàn thờ. Phải rồi. Có những mười người, mà đã tám người mặc quân phục. Đó là ông, bà của bố, mà con gọi là cụ. Đó là cô, chú, bác của bố, mà con gọi là ông bà trẻ. Nhà mình có nhiều người đi bộ đội. Bố nhớ, có lần có người bạn làm câu thơ tặng cụ của con, rằng; {Chục chẵn cha con, hai chú rể - Ba đời ông cháu một hàng quân}…

Chi tiết

MẸ TRÒN CON VUÔNG

MẸ TRÒN CON VUÔNGTạp chí Mẹ và Bé - Thành ngữ Mẹ tròn con vuông đ­ược dùng khi ng­ời ta cầu mong cho sản phụ sinh đẻ thuận lợi, dễ dàng và em bé sinh ra đư­ợc khỏe mạnh. Theo quan niệm của ng­ười x­a, hai khái niệm tròn, vuông chỉ sự hoàn chỉnh. Liên quan tới khái niệm tròn, vuông còn có cách giải thích khác. X­a kia ngư­ời ta thư­ờng quan niệm trời tròn, đất vuông.

Chi tiết

VÌ SAO PHẢI ĐI VỆ SINH ĐÚNG LÚC?

VÌ SAO PHẢI ĐI VỆ SINH ĐÚNG LÚC?Tạp chí Mẹ và Bé - Hôm trước, hai bố con mình đi uống nước mía. Con đã thích thú xem người ta ép mía như thế nào. Những gì ngon ngọt đã được vắt hết, còn lại là bã mía rơi xuống đất
Vậy thì những đồ ăn, thức uống mình ăn uống hàng ngày, bố lấy hình ảnh cây mía ép để cho con dễ hiểu, cũng giống y như vậy. Cơ thể ta lọc tất cả những gì tốt nhất để đưa đi khắp các cơ quan, nuôi sống con người

Chi tiết

ĐỨA TRẺ GIÀU CÓ

ĐỨA TRẺ GIÀU CÓTạp chí Mẹ và Bé - Sắp đến Giáng Sinh rồi, ngày lễ mà con vẫn yêu thích. Dù con mới lên 7 tuổi, nhưng từ lâu, năm nào con cũng được nhận quà Noel trong chiếc tất đỏ mẹ vẫn treo ở cửa phòng con vào dịp này. Con đã biết, buổi đêm, khi con ngủ say, có một ông già mặc quần áo đỏ, cưỡi cỗ xe tuần lộc đến với chúng ta từ một đất nước xa xôi nhiều tuyết phủ, và tặng quà cho các em bé vì cả năm qua, các em đã ngoan ngoãn, vui tươi.

Chi tiết

CHUỘT THÔNG MINH HƠN NGƯỜI?

CHUỘT THÔNG MINH HƠN NGƯỜI?Tạp chí Mẹ và Bé - Tại Lyon – Pháp, trong hội nghị xem xét về kết quả một nghiên cứu mới, các nhà khoa học khẳng định: “ Chuột có khả năng tiên tri và linh cảm cực kỳ phi thường. Không những thế chuột còn có khả năng thông tin cho đồng loại” – Michel Daniel viết trong cuốn sách mới Loài chuột trong bóng tối của chúng ta Daniel tin rằng chuột là loài có vú thông minh thứ ba, chỉ sau con người và hắc tinh tinh.

Chi tiết

NHỮNG THIÊN THẦN BAY VỀ BÊN TA

NHỮNG THIÊN THẦN BAY VỀ BÊN TATạp chí Mẹ và Bé - Mỗi buổi sáng con ra vườn, con lại tưới cho chậu hoa cúc. Cây uống nước, tươi tốt, rồi nở hoa. Hoa nở thật là lâu, thật là đẹp khiến con rất thích. Nhưng một thời gian sau, hoa héo dần, rồi bông hoa tàn, rụng xuống. Con hỏi bố: “Sao hoa lại như thế, hả bố?”.

Chi tiết

“NHÌN XA, TRÔNG RỘNG”

“NHÌN XA, TRÔNG RỘNG”Tạp chí Mẹ và Bé - Con trai của bố dạo này hay thắc mắc, vì sao thỉnh thoảng, khi con ngồi học bài được một lúc, bố lại rủ con đứng dậy và nhìn ra xa. Về phía xa, nơi có những đám mây bông trên trời mùa Thu vào ban ngày. Về phía xa, nơi thấp thoáng ánh sáng của tháp đài truyền hình Hà Nội vào buổi đêm.
Phải rồi, bố muốn con nhìn ra xa.

Chi tiết

TỔ QUỐC CỦA CON

TỔ QUỐC CỦA CONTạp chí Mẹ và Bé - Hàng xóm nhà mình có bạn Hoàng, 6 tuổi, mới cùng bố mẹ về Việt Nam sống sau một thời gian dài ở nước Nga. Bạn Hoàng sinh ra ở đó. Bạn nói tiếng Nga như gió mà vẫn biết nói cả tiếng Việt, mặc dù tiếng Việt của bạn hơi buồn cười. Nhưng mọi người trong xóm nhà mình, ai cũng thích nghe Hoàng kể chuyện. Có lẽ các con thích cái giọng lên bổng xuống trầm của bạn ấy, cả cách dùng từ đôi khi rất ngộ nghĩnh nữa.

Chi tiết

ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG

ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNGTạp chí Mẹ và Bé - Trong kho tàng ngụ ngôn Việt Nam có câu chuyện “ Một chú ếch nọ sống ở trong một cái giếng. Chung sống trong giếng với ếch chỉ có vài chú cua, ốc, nhái nhỏ. Từ dưới đáy giếng nhìn lên, ếch ta chỉ thấy một khoảng trời nhỏ bằng cái vung. Nó nghĩ: Tất cả vũ trụ chỉ có vậy. Vì thế nó tự coi mình là chúa tể. Hằng ngày nó ra oai bằng cách kêu ồm ộp vang động cả giếng khiến các con vật bé nhỏ sống cùng rất khiếp sợ.

Chi tiết

ĐỒ NHÀ QUÊ!

ĐỒ NHÀ QUÊ!Tạp chí Mẹ và Bé- Con ạ,
Chiều nay đi làm về, bố nghe con cãi nhau với bạn Nam hàng xóm. Con nói: “Đồ nhà quê!”.
Bố giật mình, ngẫm nghĩ, không hiểu con có biết, thế nào là “nhà quê” không nhỉ?

Chi tiết

VÌ SAO CẦN CÓ BẠN?

VÌ SAO CẦN CÓ BẠN?Tạp chí Mẹ và Bé - Chiều nay đi học về, con phụng phịu kể cho bố nghe, bạn Hoàng đánh con đỏ cả má. Con bảo: “Bạn Hoàng hư, con không cần chơi với bạn ấy nữa!". Và con còn nói thêm: “Con chẳng cần chơi với ai cả! Con có bố, có mẹ chơi với con rồi!”.
Bây giờ, bố lại kể cho con nghe một chuyện trước khi đi ngủ, con sẽ hiểu tại sao một người có bố, có mẹ mà vẫn buồn, vẫn cần bạn, con nhé.

Chi tiết

TRẺ CON TỪ ĐÂU SINH RA?

TRẺ CON TỪ ĐÂU SINH RA?Tạp chí Mẹ và Bé - Dạo này con rất hay hỏi bố câu ấy. Con đã sáu tuổi, và con biết trước khi con được bố mẹ bế ẵm trên tay, con đã từng ở trong bụng mẹ rất lâu. Con cứ thắc mắc, vì sao con lại xuất hiện ở đó, và vì sao con lại ra đời!
Bố nghĩ mãi, không biết trả lời con sao cho thật hay và thật đúng. Bố đọc cho con nghe mấy câu thơ này của cô Xuân Quỳnh vậy nhé:

Chi tiết

VÌ SAO BẠN TÙNG KHÔNG CÓ BỐ?

VÌ SAO BẠN TÙNG KHÔNG CÓ BỐ?Tạp chí Mẹ và Bé - Chiều nay bố đi làm về, thấy con và em Tép chạy chơi ngoài sân, nghe hai đứa “lêu lêu” bạn Tùng ầm ĩ cả sân: “Cái đồ không có bố!”.
Con và em Tép cười hồn nhiên. Khi bố hỏi vì sao con lại nói thế, thì con bảo, cả khu đều chọc bạn Tùng như vậy. Lúc ấy, con có để ý thấy Tùng buồn như thế nào không? Bạn ấy không khóc, nhưng bố thấy mặt Tùng đỏ bừng, rồi bạn ấy lủi thủi bỏ đi.

Chi tiết

CỦA ÍT LÒNG NHIỀU

CỦA ÍT LÒNG NHIỀUTạp chí Mẹ và Bé - Thành ngữ Của ít lòng nhiều thưòng dùng để chỉ sự thành tâm của con người. Trong sự đánh giá của nhân dân ta của đem trao tặng mà gửi gắm và đó bao ân tình nghĩa đậm còn hơn bất cứ thứ vật chất nào có giá trị gấp ngàn lần mà người trao tặng lại thiếu thiện tâm, thiếu sự chân tình cởi mở.

Chi tiết

“QUÝ NHƯ VÀNG!”

“QUÝ NHƯ VÀNG!”Tạp chí Mẹ và Bé - Hôm qua, các bác bạn bố đến chơi nhà, thấy con vui vẻ, lễ phép, ngoan ngoãn, giúp mẹ sắp cơm, dọn bát, ai cũng khen. Một bác bảo: “Đúng là, con gái thế này thì quý như vàng nhé!”.
Các bác về rồi, con cứ thắc mắc, vàng là gì và tại sao con lại “quý như vàng”?

Chi tiết

CÁ CHUỐI ĐẮM ĐUỐI VÌ CON

CÁ CHUỐI ĐẮM ĐUỐI VÌ CONTạp chí Mẹ và Bé - Cá chuối đắm đuối vì con là câu thành ngữ chỉ sự chịu đựng mọi khó khăn, gian khổ quên mìmh vì con cái của cha mẹ. Cá chuối (cá tràu, cá quả) tên khoa học là snake-head là loại cá nước ngọt sống phổ biến ở ao hồ và các khúc sông tĩnh lặng. Mùa đẻ trứng của cá từ tháng 5 đến tháng 10. Mỗi lần cá đẻ 7000-8000 trứng.

Chi tiết

BỌ NGỰA CHỐNG XE

BỌ NGỰA CHỐNG XETạp chí Mẹ và Bé - Bọ ngựa chống xe ( Châu chấu đá xe, Châu chấu đá voi,...) là những câu thành ngữ chỉ kẻ tuy sức yếu nhưng có ý chí kiên quyết chống lại kẻ địch mạnh hơn mình. Có câu chuyện xưa kể rằng: Một hôm Trang Tử nước Tề đi săn, dọc đường ông gặp một con bọ ngựa. Nực cười thay, con bọ ngựa nhỏ bé ấy cứ đứng giữa đường, giương càng lên như muốn thách thức, chống chọi với xe của ông.

Chi tiết

VÌ SAO CẦN NẮNG?

VÌ SAO CẦN NẮNG?Tạp chí Mẹ và Bé - Việt Nam mình là đất nước có nhiều nắng. Thế nhưng nắng quá, đôi khi đến là khó chịu. Mới đầu hè thôi mà đã có ngày nóng nực, oi bức. Con và em Tép bị mẹ bắt ở trong nhà mãi thôi. Cả mùa Hè năm ngoái, con cũng trốn vào phòng, bật điều hòa. Bố mới kêu: “Thế này thì cớm nắng mất!”. Con cứ thắc mắc, không hiểu cớm nắng là gì và vì sao bố cứ bảo, con người rất cần đến nắng.

Chi tiết

VÌ SAO CHỮ A ĐỨNG ĐẦU BẢNG CHỮ CÁI?

VÌ SAO CHỮ A ĐỨNG ĐẦU BẢNG CHỮ CÁI?Tạp chí Mẹ và Bé - Con trai của bố dạo này bắt đầu phải đánh vật với bảng chữ cái. Bàn tay non nớt của con đang tập tô những nét ngang nét dọc của những con chữ, nhìn vừa thương, vừa yêu. Bố rất mong con sẽ thấy thú vị khi được bước vào một thế giới mới lạ của sự học. Những chữ cái này sẽ đưa con đi khắp nơi, mở cho con cửa vào của các tòa lâu đài lộng lẫy nhất trên thế giới.

Chi tiết

VÌ SAO PHẢI TẮM?

VÌ SAO PHẢI TẮM?Tạp chí Mẹ và Bé - Một đêm, bố trở về nhà muộn. Con đã ngủ say từ lâu. Mẹ bảo ban ngày con đi bêu nắng cùng anh Nhật suốt, về đến nhà chỉ rửa chân qua loa rồi lên giường ngủ. Mẹ dựng dậy thế nào cũng không được, mẹ đành chịu thua.

Chi tiết

NƯỚC MẮT CÁ SẤU

NƯỚC MẮT CÁ SẤUTạp chí Mẹ và Bé - Thành ngữ nước mắt cá sấu để chỉ hành vi giả nhân, giả nghĩa, gây đau khổ cho người rồi, lại còn vờ vịt, tỏ ra xót thương thông cảm trước hoạn nạn của họ. Chúng ta ai cũng biết cá sấu thuộc loài bò sát to, khoẻ, hung dữ. Cá sấu có thể tấn công những con vật to lớn như trâu, bò và cả con người. Điều đặc biệt của cá sấu là mỗi khi nuốt xong con mồi, ở khoé mắt nó lại tuôn chảy vài giọt “nước mắt” như thể khóc thương cho kẻ xấu số bị chết oan chết uổng.

Chi tiết

VÌ SAO MẸ PHẢI ĐI LÀM?

VÌ SAO MẸ PHẢI ĐI LÀM?Tạp chí Mẹ và Bé - Hôm nay cả nhà mình về quê, một phần là bố muốn con thăm ông bà, một phần, bố muốn chỉ cho con thấy một điều này rất hay trong thiên nhiên.
Con ra vườn cùng bố, hai bố con mình sẽ ngắm tổ chim bồ câu ông bà nuôi. Chiếc tổ gỗ nằm chênh vênh trên cọc cao, có tiếng chim non ríu rít. Ông bảo có đôi chim mới nở được một tuần đang nằm trong đó. Con ngạc nhiên hỏi: “Nằm với ai hả ông?”

Chi tiết

CHÚNG MÌNH KHÔNG SỢ VIÊM DA!

CHÚNG MÌNH KHÔNG SỢ VIÊM DA!Tạp chí Mẹ và Bé - Bé vui hay buồn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt quan trọng là cảm giác của làn da. Vì da của bé là bộ phận cảm nhận tốt nhất nên những sự vuốt ve nhẹ nhàng sẽ giúp bạn thiết lập mối quan hệ với bé và khuyến khích sự phát triển của bé sau này. Mặc dù bé rất thích nghe giọng nói của bạn nhưng thực ra bé chưa hiểu hết được ý nghĩa của những lời nói của bạn. Vì vậy sự thấu hiểu nhau chỉ có thể thực hiện qua sự vuốt ve mà thôi.

Chi tiết

GAN CÓC TÍA

GAN CÓC TÍATạp chí Mẹ và Bé - Trong tiếng Việt, thành ngữ gan cóc tía thường được dùng để chỉ hành động dũng cảm. Tại sao lại là cóc tía mà không phải con vật nào khác? Cóc tía tên khoa học là fire-bellied toad. Nó có hình dáng gần giống cóc nhà nhưng mặt, bụng, tay, bàn chân có mằu đỏ tía, đỏ vàng hay cá vàng sặc sỡ xen lẫn các vết đen.

Chi tiết

VÌ SAO KHÔNG NÊN NÓI DỐI?

VÌ SAO KHÔNG NÊN NÓI DỐI?Tạp chí Mẹ và Bé - Hôm nay bố mang về cho em Tép một cuốn truyện tranh về chuột Típ: chuột Típ hay nói dối. Con đã học lớp hai, con đã biết đọc sách cùng em. Đọc cho em nghe, … và con có vẻ suy ngẫm ghê lắm. Bố hiểu con của bố là đứa bé rất thật thà, nhưng không phải không có lúc con nói sai sự thật. Ví dụ hôm nọ, mẹ hỏi con đánh răng chưa, con nói con đánh rồi, nhưng bố biết con mải xem kênh hoạt hình Cartoon Network, có vào nhà tắm phút nào đâu.

Chi tiết

VÌ SAO PHẢI ĐI NGỦ?

VÌ SAO PHẢI ĐI NGỦ?Tạp chí Mẹ và Bé - Hôm nay, con đọc xong cuốn “Chuột Típ không muốn đi ngủ”, thế là bắt chước chuột Típ luôn… Con cứ trằn trọc, nói to, cười đùa, lại còn viện đủ mọi lý do “chính đáng” để chạy ra ngoài nữa. Con thở dài hỏi bố: “Sao cứ phải ngủ hả bố?”…
Bố sẽ giải thích cho con nghe.

Chi tiết

NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA RẮN

NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA RẮNTạp chí Mẹ và Bé - Rắn là loài bò sát, thuộc họ Squamata. Chúng có họ hàng gần với thằn lằn, họ hàng xa với cá sấu, rùa, loài tuatara kỳ lạ ở New Zealand và hậu duệ của những loài bò sát đầu tiên.
Rắn đẻ ra trứng hay ra con ?

Trong thực tế có một số loài rắn đẻ ra con, đại đa số loài rắn đẻ ra trứng. Rắn hổ mang bành và nhiều rắn độc khác đẻ ra con. Sau khi rắn cái giao phối không thải trứng thụ tinh ra ngoài cơ thể mà giữ lại trong ống dẫn trứng của cơ thể mẹ để biến hóa thành con, do đó không cần vỏ trứng bảo vệ

Chi tiết

VÌ SAO CÓ TẾT?

VÌ SAO CÓ TẾT?Tạp chí Mẹ và Bé - Đêm nay, bố kể cho con một câu chuyện mới.
Ngày xửa ngày xưa, có một bà mẹ sinh được rất nhiều con trai. Chồng bà mất sớm, những người con lớn lên, đi làm ăn ở xa hết cả. Còn lại bà mẹ cặm cụi một mình một bóng. Thi thoảng những người con cũng về thăm mẹ, mang cho bà rất nhiều quà. Nhưng chẳng khi nào họ có mặt đông đủ cùng một lúc cả. Gặp người này, bà mẹ lại chạnh lòng nhớ đến người kia.

Chi tiết

VĂN HAY CHỮ TỐT

VĂN HAY CHỮ TỐTTạp chí Mẹ và Bé - Văn hay chữ tốt là thành ngữ chỉ người tài giỏi toàn diện, thông minh tài hoa. Thành ngữ này làm ta liên tưởng tới câu chuyện Cao Bá Quát khổ công luyện chữ. Tương truyền thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu. Nhiều bài văn của ông viết dù rất hay vẫn bị thầy cho điểm kém. Một hôm có bà cụ hàng xóm gặp việc oan uổng nhờ ông viết giúp cho lá đơn. Ông vui vẻ nhận lời. Lá đơn được thảo ra lí lẽ rất rõ ràng.

Chi tiết

TÀO PHỞ

TÀO PHỞTạp chí Mẹ và Bé - Đừng nhầm tào phở với phở nhé!
Vào mùa hè nóng nực xưa nay có nhiều người gánh đôi thùng gỗ đi dọc các phố, nhiều khi chịu khó leo lên gác chung cư rao bán món tào phở này. Ở miền Trung, miền Nam, người dân gọi đó là đậu hũ hay tầu hũ. Đậu hũ là tiếng gọi theo âm chữ Hán từ xưa và dù có nhiều tên gọi thế nào người mua đều hài lòng với thức quà mát và bổ rất hợp với không khí muà hè này.

Chi tiết

VÌ SAO CÓ NƯỚC MẮT?

VÌ SAO CÓ NƯỚC MẮT?Tạp chí Mẹ và Bé - Con trai của bố dạo này đã biết suy luận, con cũng đã học lớp Một rồi còn gì. Con đã là người lớn. Hôm nay, khi thấy trời mưa mãi không dứt, con đã nói: “Bố ơi, trời buồn gì mà khóc mãi!” Và con hỏi bố, tại sao lại có nước mắt? Tại sao con người lại khóc?
Câu hỏi của con thật là thú vị. Tối nay, bố sẽ kể cho con nghe một câu chuyện, con sẽ hiểu nước mắt sinh ra để làm gì nhé.

Chi tiết

VÌ SAO PHẢI ĂN HOA QUẢ?

VÌ SAO PHẢI ĂN HOA QUẢ?Tạp chí Mẹ và Bé - Con gái của bố đã lớn rồi. 6 tuổi, chân tay rắn chắc, con đã chạy nhanh hơn cả bố; trèo lên chiếc thang dẫn lên gác thượng nhanh thoăn thoắt; mắt thì sáng và tinh ơi là tinh, có thể nhìn ấy cả những vật bé tí tẹo như cái ốc vít mà bố đánh rơi xuống sàn hôm nọ; má của con đỏ đắn hồng hào; tóc con đen nhánh… Tóm lại, con là một cô bé rất nhanh nhẹn, dẻo dai, khỏe mạnh.

Chi tiết

VÌ SAO PHẢI UỐNG SỮA?

VÌ SAO PHẢI UỐNG SỮA?Tạp chí Mẹ và Bé - Con yêu quý,
Hôm nay, bố lại kể cho con nghe một câu chuyện trước khi đi ngủ nhé…
Ở một đất nước nọ, có cậu bé rất đáng yêu. Cậu ấy chỉ có mỗi một cái tật hư nho nhỏ thôi, là thường thích thử các đồ uống của … người lớn, và không chịu uống sữa, vì cậu cho rằng sữa chỉ dành cho trẻ con, mà cậu thì từ lâu đã đủ lớn lắm rồi!
Một hôm, sau khi uống trộm ít trà đặc trong cốc trà của bố, cậu nằm trằn trọc mãi cả đêm mà không thể ngủ được. Bỗng, cậu thấy từ trong cốc sữa đang đặt trên bàn, (cốc sữa mà lúc tối mẹ đưa cho, cậu đã không chịu uống), có một chú tí hon nhảy ra. Chú ấy bé tí tẹo thôi, nhưng rõ là một chú bé chứ không phải con gì cả. Chú này trông xinh xắn, mặt hồng hào, vui vẻ lắm. Chú chạy đến bên cốc trà của bố (mà cậu bé mang trộm vào phòng mình), gõ gõ nhẹ lên thành cốc.

Chi tiết

CHUYỆN VỀ CHÚ TRẮNG MUỐT (VÌ SAO KHÔNG NÊN ĂN KẸO TRƯỚC KHI ĐI NGỦ?)

CHUYỆN VỀ CHÚ TRẮNG MUỐT (VÌ SAO KHÔNG NÊN ĂN KẸO TRƯỚC KHI ĐI NGỦ?)Tạp chí Mẹ và Bé - Hôm qua bé con của mẹ lợi dụng khi nhà có khách, ăn kẹo nhiều quá, cứ cho cả vốc vào mồm, chẳng đếm xỉa gì đến lời mẹ can ngăn cả. Hôm nay mẹ kể cho con nghe câu chuyện về chú Trắng Muốt, rồi con sẽ hiểu tại sao mẹ không thích cho con ăn quá nhiều kẹo trong một ngày.
Có một chú răng trăng trắng, xinh xinh. Chú là em bé út trong 20 cái răng sữa đầu tiên của Bé. Chú ấy tên là Trắng Muốt. Chú tích cực làm việc lắm, ngày nào cũng nhai hộ Bé bao nhiêu là thức ăn.

Chi tiết

MẸ ƠI VÌ SAO

MẸ ƠI VÌ SAOTạp chí Mẹ và Bé - Đôi khi tính hiếu kỳ của con trẻ làm người lớn chúng ta sửng sốt. Có những câu hỏi của trẻ làm bối rối cả những người hiểu biết nhất, khiến họ phải bối rối suy nghĩ hoặc vội vàng đi kiếm tìm lời giải đáp trong các cuốn từ điển bách khoa. Ở độ tuổi từ 4-5, đặc biệt các em quan tâm đến các đề tài “y học”, ví dụ cơ thể chúng ta cấu tạo ra sao, mọi bộ phận hoạt động thế nào, người này khác người kia ở điểm gì...

Chi tiết

AI LÀ TỔ TIÊN HƯƠU CAO CỔ?

AI LÀ TỔ TIÊN HƯƠU CAO CỔ?Tạp chí Mẹ và Bé - Khủng long chân thằn lằn Sauropoda là những động vật trên cạn lớn nhất từng tồn tại trên Trái đất. Chúng sống vào thời kỳ kỷ Jura và kỷ Phấn Trắng. Thân của chúng rát lớn nhưng tương đối ngắn, bốn chân như trụ cột, cổ và đuôi dài, đầu nhỏ. Cấu trúc bộ xương của khủng long chân thằn lằn rất độc đáo: xương sống gợi cho chúng ta nhớ đến cấu trúc của cây cầu sắt tinh vi, nhưng lại khá nhẹ và bền.

Chi tiết

TẠI SAO NƯỚC KHÔNG DẬP ĐƯỢC XĂNG ĐANG CHÁY?

TẠI SAO NƯỚC KHÔNG DẬP ĐƯỢC XĂNG ĐANG CHÁY?Tạp chí Mẹ và Bé - Xăng thuộc loại chất lỏng dễ cháy. Tuy nhiên, trong bất kỳ trường hợp không nên dùng nước dập xăng đã bắt lửa. Thậm chí, hành động như vậy còn có nguy cơ làm tăng diện tích đám cháy.

Chi tiết

TÍNH HIẾU KỲ CỦA BÉ

TÍNH HIẾU KỲ CỦA BÉTạp chí Mẹ và Bé - Đôi khi tính hiếu kỳ của con trẻ làm người lớn chúng ta sửng sốt. Có những câu hỏi của trẻ làm bối rối cả những người hiểu biết nhất, khiến họ phải bối rối suy nghĩ hoặc vội vàng đi kiếm tìm lời giải đáp trong các cuốn từ điển bách khoa. Ở độ tuổi từ 4-5, đặc biệt các em quan tâm đến các đề tài “y học”, ví dụ cơ thể chúng ta cấu tạo ra sao, mọi bộ phận hoạt động thế nào, người này khác người kia ở điểm gì...

Chi tiết

TẠI SAO CÂY RỤNG LÁ VÀO MÙA LẠNH?

TẠI SAO CÂY RỤNG LÁ VÀO MÙA LẠNH?Tạp chí Mẹ và Bé - Ở các xứ lạnh, nếu cây cối không bỏ lá vào mùa thu, chúng có thể chết. Ở đây có một loạt lý do.
Thứ nhất, tổng diện tích bề mặt lá cây rất lớn và thông qua chúng diễn ra liên tục quá trình nước tích cực bốc hơi. Vào mùa hè, cây cối bù đắp sự mất nước bằng chiết xuất nước từ đất. Khi tiết trời trở lạnh, sự hút nước từ đất sẽ giảm đáng kể và thậm chí hầu như không thể vào mùa đông. Cây thiếu nước sẽ không nuôi nổi tán lá và chết vì khô cằn.

Chi tiết

VÌ SAO LẠI CÓ CÁI CHẾT?

VÌ SAO LẠI CÓ CÁI CHẾT?Tạp chí Mẹ và Bé - Tại sao sự sống rời bỏ con người?
Cái chết là sự chấm dứt tồn tại của một sinh vật, ngừng lại mọi hoạt động sống.
Trong thế giới, tất cả đều trải qua trật tự:
- Xuất hiện (sinh);
- Lớn và phát triển;

Chi tiết

VÌ SAO XUẤT HIỆN HƠI NƯỚC TRÊN KÍNH?

VÌ SAO XUẤT HIỆN HƠI NƯỚC TRÊN KÍNH?Tạp chí Mẹ và Bé - Vào một ngày đông có nắng, nếu đặt úp chiếc cốc thủy tinh xuống luống đất vừa được xới tơi hay thảm cỏ, một lúc sau chúng ta có thể quan sát hiện tượng thú vị: đó là thành cốc khô ráo bên trong bắt đầu mờ đi, còn mặt cốc bên ngoài vẫn hoàn toàn khô.
Điều gì đã xảy ra và chúng ta sẽ giải thích thế nào về sự xuất hiện những giọt nước có thể nhìn thấy bằng mắt bên trong cốc thủy tinh?

Chi tiết

TẠI SAO KHÔNG THẤY LẠNH Ở MẮT

TẠI SAO KHÔNG THẤY LẠNH Ở MẮTChúng ta không thấy lạnh xung quanh mắt vì vùng này không có những đầu dây thần kinh nhạy cảm với cái lạnh ( thermoreceptors). 99% thủy tinh thể của nhãn cầu là nước, còn giác mạc (phần trong suốt của mắt ở phía trước con ngươi) luôn ẩm ướt. Vậy ở những vùng băng giá, tại sao đôi mắt của con người không chuyển sang trạng thái đông cứng?

Chi tiết

AI ĐÃ PHÁT MÌNH RA GIẤY?

AI ĐÃ PHÁT MÌNH RA GIẤY?Như chúng ta đã biết, giấy là một phát minh của người Trung Quốc, được làm từ các sợi thực vật ngâm nước. Khoảng thế kỷ XI đến XII, sản xuất giấy thâm nhập vào châu Âu. Người ta phát hiện gỗ, vải vụn và thậm chí cả giấy cũ có thể dùng như nguyên liệu làm giấy. Như vậy giấy có thể được sử dụng hai lần!

Chi tiết

LOÀI CHIM NÀO BAY NHANH NHẤT?

LOÀI CHIM NÀO BAY NHANH NHẤT?Đây là câu hỏi được các học giả nghiên cứu từ lâu nhưng không dễ có được lời giải đáp chính xác. Như chúng ta biết, các loài lông vũ chẳng tổ chức thi tài để ban giám khảo có thể dùng đồng hồ bấm giờ xác định nhà vô địch. Vì vậy, cách duy nhất đánh giá tốc độ bay của chim là dựa trên số liệu gián tiếp về thời gian và cự li bay.

Chi tiết

CÓ BAO NHIÊU KHOÁNG CHẤT TRÊN TRÁI ĐẤT?

CÓ BAO NHIÊU KHOÁNG CHẤT TRÊN TRÁI ĐẤT?Phần lớn các khoáng chất hình thành dưới lòng đất. Khoáng chất là vật chất nằm trong lớp vỏ Trái đất, có bản tính vô cơ. Chúng ta bắt gặp khoáng chất trong tự nhiên ở dạng tinh thể. Hiện có hơn 5.000 khoáng chất và biến thể được biết. Khoáng chất thường tách thành hai nhóm: kim loại (quặng sắt đỏ, quặng đồng, bô xít) và phi kim loại (silic, amiăng, canxit).

Chi tiết

VÌ SAO CÁC VÌ SAO LẠI KHÔNG GIỐNG NHAU?

VÌ SAO CÁC VÌ SAO LẠI KHÔNG GIỐNG NHAU?Hãy ngắm những ngôi sao trên bầu trời. Bạn sẽ để ý thấy rằng không phải tất cả các ngôi sao đều có màu sắc giống nhau. Có vì sao màu xanh da trời, lại có cả màu trắng, màu vàng nhạt, màu da cam, màu đỏ. Vì sao vậy?
Để hiểu được điều này, bạn thử quan sát chiếc đèn pin. Bên trong chiếc bóng đèn bằng thủy tinh có một sợi dây rất mỏng bằng kim loại. Khi bật đèn pin sợi dây mỏng này sẽ lóe lên một ánh sáng trắng.

Chi tiết

VÌ SAO ONG LẠI CẦN MẬT?

 VÌ SAO ONG LẠI CẦN MẬT?Mật là thực phẩm không thể thiếu của ong, đặc biệt là vào mùa đông. Chúng ta hãy cùng xem về chế độ dinh dưỡng của ong nhé.
Để làm ra mật, ong thu thập mật hoa. Vì trong mật hoa có chứa nhiều nước nên ong cần làm việc vất vả hơn để làm khô lượng nước này. Nước từ mật hoa bay hơi nhờ nhiệt và quá trình thông gió trong tổ ong.

Chi tiết

VÌ SAO CÁC CON VẬT LẠI CÓ ĐUÔI?

VÌ SAO CÁC CON VẬT LẠI CÓ ĐUÔI?Thật khó mà hình dung nổi một con chó hoặc con mèo không có đuôi. Vậy động vật cần có đuôi để làm gì?
Đối với một số con vật, đuôi là để đuổi ruồi muỗi. Ví dụ ngựa và trâu bò chẳng hạn, nếu mà không có đuôi hẳn chúng sẽ phải khổ sở lắm vì lũ ruồi, bọ, muỗi,… suốt ngày chực bám vào để hút máu, hít ngửi, bò ngang bò dọc khắp trên người những con vật này.

Chi tiết

VÌ SAO CỤC TẨY XÓA ĐƯỜNG CHÌ TRÊN GIẤY?

VÌ SAO CỤC TẨY XÓA ĐƯỜNG CHÌ TRÊN GIẤY?Cục tẩy bằng cao su có ba tính năng giúp tẩy xóa dấu vết bút chì trên trang giấy:
1. Bản chất vật liệu tẩy làm cho các hạt than chì (có độ dày từ 20-10 micron) dính vào tẩy khi nó cọ xát trên giấy. Sự cọ xát tạo ra tĩnh điện hút hạt than về phía các hạt cao su.
2. Cục tẩy được làm từ loại vật liệu kích thước cực nhỏ để các hạt cao su dễ dàng tách ra khi tẩy xoá. Vì thế bề mặt tẩy liên tục thay đổi. Những viên tẩy khô và chất lượng kém (không bong mất lớp cao su đã qua sử dụng) sẽ làm bẩn giấy vì dấu vết than chì cũ trên cao su.

Chi tiết

TẠI SAO CHÓ CON VÀ MÈO CON MỚI SINH KHÔNG MỞ MẮT?

TẠI SAO CHÓ CON VÀ MÈO CON MỚI SINH KHÔNG MỞ MẮT?Các loài chó và mèo thường sinh nhiều con mỗi lứa, trung bình 2-3, có khi tới 8 con. Người ta cho rằng đây là nguyên nhân tại sao chó con và mèo con bị đẻ non: sự sống và hoạt động kiếm ăn của thú mẹ sẽ bị đe dọa nếu chúng tiếp tục "trưởng thành" trong bụng mẹ.

Chi tiết

TẠI SAO ĐINH LẠI BỊ GỈ?

TẠI SAO ĐINH LẠI BỊ GỈ?Đinh bị hoen gỉ vì làm bằng thép, thứ kim loại chịu tác động ăn mòn. Kết quả quá trình ăn mòn do phản ứng của thép với hơi nước và oxy trong không khí, chính là lớp gỉ khác xa với kim loại thép mà ta vẫn thấy. Không chỉ những chiếc đinh, bất kỳ cấu trúc sắt thép (đường ray, cầu thang, ô tô, vỏ tàu đắm) cũng chịu tác động hoen gỉ do tiếp xúc với oxy hoặc nước.

Chi tiết

CON CHẤY CẮN ĐÔI

CON CHẤY CẮN ĐÔICon gái tôi đã 5 tuổi. Cháu có em gái 3 tuổi. Đôi khi hai chị em chành chọe nhau. Có lần, bà nội cháu nói:“ Các cháu không được chí chóe. Chị em chơi với nhau phải con chấy cắn đôi chứ”. Tối về, cháu kể lại lời khuyên của bà và hỏi tôi “Tại sao bà lại nói con chấy cắn đôi hả mẹ ?”

Chi tiết

VÌ SAO CHÚNG TA LẠI RUN LÊN KHI BỊ LẠNH

VÌ SAO CHÚNG TA LẠI RUN LÊN KHI BỊ LẠNHKhi chúng ta bị lạnh, não bắt đầu chỉ đạo để tạo ra các cơ chế giúp cơ thể ấm lên. Một trong những cơ chế đó là trạng thái run người. Run là hiện tượng co cơ nhẹ diễn ra với mật độ nhanh hơn bình thường. Khi cơ hoạt động thì bao giờ cũng dẫn tới sự tỏa nhiệt.
Nói thêm: Run người là một phản ứng do não chỉ đạo như một phản ứng khi lạnh tự xảy ra ngoài tầm kiểm soát của chính chúng ta.

Chi tiết

VÌ SAO CHIM BAY TRÊN TRỜI MÀ KHÔNG BỊ RƠI XUỐNG ĐẤT?

VÌ SAO CHIM BAY TRÊN TRỜI MÀ KHÔNG BỊ RƠI XUỐNG ĐẤT?Chim có nhiều đặc điểm cấu tạo cơ thể giúp chúng có thể bay được mà không rơi đó là gì bé biết không?

Cánh: Cánh của chim được cấu tạo theo cơ cấu đặc biệt nhằm tạo ra sức mạnh phản lại trọng lực. Cánh của chim không thẳng như một tấm bảng mà hơi cong. Điều này có nghĩa rằng luồng không khí khi di chuyển qua cánh chim phải vượt qua phần trên của cánh chim quãng đường dài hơn so với phần cánh ở phía dưới có hình cong lên.

Chi tiết

VÌ SAO CƠ BẮP BỊ ĐAU SAU KHI TẬP THỂ THAO?

VÌ SAO CƠ BẮP BỊ ĐAU SAU KHI TẬP THỂ THAO?Ai cũng đã từng biết tới cảm giác đau cơ bắp sau khi vận động mạnh, đặc biệt nếu trước đó bạn nghỉ một thời gian dài, không tập thể thao. Thông thường cảm giác đau nhức xuất hiện trong vòng từ 4-6 giờ đồng hồ sau khi kết thúc các bài tập và có xu hướng nặng hơn vào ngày hôm sau. Vì sao lại xảy ra hiện tượng này?

Trong khi hoạt động mạnh, cơ làm việc ở chế độ kị khí, nghĩa là trong trạng thái thiếu hụt ô xy và cơ thể đành phải sử dụng ô xy dự trữ. Sản phẩm sinh ra từ các quá trình kị khí là axit lactic. Nếu các bài tập thể thao không quá mạnh thì lượng axit lactic có thể dễ dàng được loại bỏ khỏi cơ qua đường máu. Nhưng nếu bạn tập quá sức thì axit lactic không kịp lọc khỏi cơ và bắt đầu kích thích các đầu dây thần kinh, làm xuất hiện cảm giác đau.

Chi tiết

THUỘC LÒNG ĐỂ NHỚ MÃI

THUỘC LÒNG ĐỂ NHỚ MÃICon yêu quý,
Năm nay con đã lên lớp 6, không còn bé bỏng nữa. Ấy vậy mà Mẹ nghe con học bài Sử thuộc lòng ra rả như cuốc kêu mà ngay sau đó Mẹ hỏi con một vài điểm chính thì con lại ấp úng lẩm nhẩm từ đầu. Mẹ có cảm tưởng con như bé học sinh lớp 1 học bài vậy. Con đừng tự ái vội nhé, đấy cũng là lỗi của Mẹ thôi. Lẽ ra Mẹ phải bày cho con cách học thuộc lòng nhanh từ lâu rồi mới phải.

Chi tiết

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHẾ NGỰ MỌI SỰ SỢ HÃI?

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHẾ NGỰ MỌI SỰ SỢ HÃI?Con yêu quý,
Dạo này con rất hay sợ ma. Buổi tối Mẹ nhờ con vào bếp lấy cái kéo mà con cũng ngần ngại không muốn vào. Vì vậy bây giờ Mẹ phải bày cho con cách chế ngự sự sợ hãi của mình, con nhé.
Đúng là trên thế giới này có nhiều điều làm con sợ hãi. Hồi nhỏ con rất sợ đi qua khoảng sân trước nhà, nơi có chú chó béc giê nhà bác Hà nằm ngủ. Lớn lên một tí thì con sợ đi qua chiếc cầu khi về quê thăm bà, chiếc cầu rất bé và con sợ khi nhìn nước trôi ở dưới.

Chi tiết

TẠI SAO PHẢI NGỒI XA MÀN HÌNH TIVI?

TẠI SAO PHẢI NGỒI XA MÀN HÌNH TIVI?“Ngồi xa ra con! Xa nữa ra, hỏng mắt bây giờ!” Đó là câu mẹ lúc nào cũng phải nói với con khi con ngồi xem tivi. Hôm nay con hỏi mẹ: “Sao lại hỏng mắt nếu ngồi gần tivi hả mẹ?”. Là thế này con này:
Con ra đây nhìn vào gương xem nào: Đôi mắt của con có đẹp không? Có hàng lông mi dài che cho bạn Mắt ở dưới, có lòng trắng và lòng đen mà con vẫn vẽ bằng màu đen thẫm đấy. Trong lòng đen ấy có một chấm nho nhỏ, người ta gọi là Đồng Tử.

Chi tiết

BÉ SẼ LÀM GÌ NẾU BỊ LẠC?

BÉ SẼ LÀM GÌ NẾU BỊ LẠC?Con yêu quý của bố,
Hôm nay trên đường bố nhìn thấy một bạn gái bị lạc, bạn ấy khóc mãi mà không nói được với chú công an địa chỉ nhà của mình. Và bố chợt nghĩ đến con, không hiểu con có biết mình phải làm gì khi bị lạc đường không nhỉ?

Chi tiết

VÌ SAO PHẢI ĐỘI MŨ KHI ĐI RA NẮNG?

VÌ SAO PHẢI ĐỘI MŨ KHI ĐI RA NẮNG?Mùa Hè đã đến rồi. Mặt trời ngày nào cũng mỉm cười rực rỡ ở trên cao, mang đến cho cả trái đất này bao nhiêu ánh sáng ấm áp, mang đến sức sống cho muôn loài. Mặt trời làm ra màu xanh cho lá, làm cho cây cối mọc nhanh, đem đến cho con người sự rắn rỏi và cứng cáp. Mặt trời là bạn của chúng ta, con ạ.

Chi tiết

VÌ SAO PHẢI TẬP THỂ DỤC?

VÌ SAO PHẢI TẬP THỂ DỤC?Muốn một cái máy làm việc, trước hết chúng ta phải khởi động cái máy đó, đúng không bé? Một con người đang ngủ cũng giống như một cái máy đã bị tắt động cơ: cơ thể không làm việc mà được nghỉ ngơi sau một ngày lao động vất vả.

Chi tiết

VÌ SAO PHẢI DÙNG XÀ PHÒNG?

VÌ SAO PHẢI DÙNG XÀ PHÒNG?Áo quần bé mặc hàng ngày mới nhanh bẩn làm sao! Chiếc áo xinh xắn mới mặc được 2 ngày đã có vết đen ở cổ rồi. Tuy nhiên cũng chẳng có gì đáng ngại.

Chi tiết
https://mevabe.vn/
https://mevabe.vn/catalog/view/theme/